Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Tại sao du học Hàn Quốc

Hàn Quốc là đất nước phát triển mạnh nhờ có một đội ngũ tri thức trưởng thành từ nền giáo dục tiên tiến hiện đại. Du học Hàn Quốc hiện đang được rất nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn bởi rất nhiều lý do.
%title
Sinh viên không phải quá lo lắng về rào cản ngôn ngữ bởi tiếng Hàn là thứ ngôn ngữ dễ học, đơn giản, có hệ thống và khoa học. Vì vậy chỉ cần 6 tháng – 1 năm học tiếng Hàn sinh viên có thể theo học được chương trình đại học tại Hàn Quốc. Đặc biệt, Atlantic liên tục mở lớp tiếng Hàn sơ cấp cho học sinh nhằm trang bị cho các bạn học sinh những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, nền văn hóa và đất nước con người Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục và đào tạo nhân tài, vì vậy cơ sở giáo dục của Hàn Quốc đứng đầu châu Á và thuộc top 5 các quốc gia có đầu tư cao vào giáo dục.
Du học Hàn Quốc là vừa học vừa làm, họ muốn tận dụng nhân lực trí thức nước ngoài theo “kiểu học việc” nghĩa là sinh viên vừa học, vừa tham gia các dự án của các giáo sư (sinh viên học được kiến thức, còn giáo sư thì có người làm thí nghiệm cho dự án). Như vậy, không những không tốn tiền mà sinh viên còn dành dụm được vài nghìn USD sau hai ba năm học. Hơn nữa, sau khóa học tiếng Hàn, sinh viên được vào chuyên ngành và được phép làm thêm 20h/ 1 tuần với thu nhập cao.
Hàn Quốc có rất nhiều chương trình học bổng dành cho sinh viên quốc tế: học bổng từ chính phủ Hàn Quốc, học bổng từ các trường Đại học. Với hơn 200 trường trên toàn quốc, hàng chục nghìn giáo sư – tiến sĩ thì việc liên hệ xin học bổng rất dễ dàng. Atlantic luôn tìm kiếm cơ hội học bổng và giảm học phí cho sinh viên. Hầu hết học sinh Atlantic nhận được học bổng 50% học phí kỳ học chuyên ngành sau khi kết thúc khóa tiếng Hàn.
Các trường tại Hàn Quốc thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại, sinh viên có cơ hội du lịch Hàn Quốc và giao lưu với người bản xứ
Con người và văn hóa Hàn Quốc rất gần gũi, dễ mến, dễ hoà nhập mặc cho cản trở ngôn ngữ.
Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng Việt Nam nên ý thức về cuộc sống rất được nâng cao, sinh viên trở nên có trách nhiệm hơn với bản thân mình, với gia đình và tổ quốc.
Thủ tục du học Hàn Quốc đơn giản, chi phí ban đầu không cao phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình tại Việt Nam.

Cách học tiếng Hàn

Để du học Hàn Quốc, bạn nên có một vốn từ tiếng Hàn nhất định vì bạn không thể nào phụ thuộc hoàn toàn vào tiếng Anh. Thực ra học tiếng Hàn Quốc không khó, mặc dù có vẻ giống tiếng Trung, tiếng Nhật nhưng tiếng Hàn Quốc lại dễ học hơn rất nhiều.
Cách học tiếng Hàn
Khi làm quen với bất kỳ ngôn ngữ nào việc đầu tiên bạn cần là học bảng chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Hàn bao gồm 10 nguyên âm đơn, 11 nguyên âm kép và 19 phụ âm.
Cách học tiếng Hàn
Có rất nhiều cách để bắt đầu học một ngôn ngữ mới nhất là đối với những ai đã từng học qua một ngoại ngữ nào đó. Tuy nhiên với cấu trúc ngữ pháp ngược nên việc học tiếng Hàn ban đầu sẽ hơi lạ. Bạn nên bắt đầu học từ vựng khoảng 3-5 từ một ngày, sau 1 tuần thì ôn lại tổng thể một lần. Không nhất thiết phải học từ vựng một cách máy móc, bạn có thể học một cách thoải mái bằng cách học những từ chỉ đồ vật, trạng thái, tính chất xung quanh mình như vậy bạn sẽ thấy việc học dễ dàng và hấp dẫn hơn. Trong tiếng Hàn nghe và nói là khó nhất. Các bạn muốn luyện nghe tốt thì hãy nghe nhạc Hàn Quốc nhiều và tập xem phim Hàn Quốc có phụ đề bằng tiếng Hàn. Mới đầu nghe không hiểu gì cũng không sao, hãy nghe liên tục. Nghe nhiều rồi dần dần bạn sẽ quen với ngữ điệu của người Hàn và bạn sẽ thấy việc nghe người Hàn nói là không còn là vấn đề khó khăn nữa.
Một kỹ năng nữa cũng không kém quan trọng là kỹ năng viết. Để luyện viết tốt thì chúng ta nên tập viết nhật ký bằng tiếng Hàn. Hàng ngày hãy cố gắng viết nhật ký bằng tiếng Hàn. Từ những nội dung đơn giản đến phức tạp. Từng nội dung một. Sử dụng những từ mới vừa học kết hợp với cấu trúc ngữ pháp mới và đặt câu . Thế thì chúng ta sẽ nhớ từ vựng và cấu trúc rất tốt.

Lối sống của người Hàn Quốc – những điều du học sinh nên biết

Ăn, mặc và ở là ba yếu tố quan trọng của đời sống con người. Bạn đã biết gì về lối sống của người Hàn Quốc. Có nhiều giả thuyết cho rằng con người ở Thời kỳ đồ đá cũ bắt đầu định cư trên bán đảo Triều Tiên cách đây khoảng từ 40.000 đến 50.000 năm, tuy nhiên vẫn cần phải xác định xem họ có phải là tổ tiên của người Hàn Quốc ngày nay hay không. Một số người Thời kỳ đồ đá cũ sống trong hang động, số khác xây chỗ ở trên mặt đất bằng. Họ sống bằng hoa quả và các loại rễ cây có thể ăn được và bằng săn bắt, câu cá.
%title
Con người ở Thời kỳ đồ đá mới xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên khoảng năm 4000 trước công nguyên. Người ta tìm thấy dấu vết về hoạt động của họ trên khắp bán đảo vào khoảng năm 3000 trước công nguyên. Người ta tin rằng người ở Thời kỳ đồ đá mới đã hình thành nên chủng tộc người Triều Tiên. Người ở Thời kỳ đồ đá mới sống ở gần bờ biển, bờ sông trước khi tiến sâu vào đất liền. Biển là nguồn cung cấp thức ăn chính. Họ sử dụng lưới, móc câu và cần câu để bắt cá và đánh bắt các động vật biển có vỏ. Săn bắt cũng là một cách để có thức ăn. Nhiều đầu mũi tên và giáo mác nhọn đã được tìm thấy ở các khu vực người ở Thời kỳ đồ đá mới sống. Về sau, họ bắt đầu làm việc trồng trọt với cuốc đá, liềm đá và cối xay.
Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc vẫn gần như không thay đổi từ thời kỳ Ba Vương quốc cho đến cuối thời đại Joseon (1392- 1910). Ondol, hệ thống lò sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn Quốc đã được sử dụng đầu tiên ở miền bắc. Khói và hơi nóng được dẫn qua các ống xây dưới sàn nhà. Ở miền nam ấm áp hơn, ondol được dùng kết hợp với sàn nhà bằng gỗ. Vật liệu chính dùng để dựng nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Giwa, có nghĩa là nhà có lợp mái ngói màu đen được làm từ đất, thường bằng đất sét đỏ. Ngày nay, toà nhà làm việc của Tổng thống gọi là Cheong Wa Dae hay Nhà Xanh, vì ngói lợp lên mái nhà có màu xanh.
Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng một chiếc đinh vít nào vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Nhà dành cho tầng lớp thượng lưu bao gồm một số kiến trúc tách biệt: một phòng dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ, một phòng dành cho những người đàn ông trong gia đình và các vị khách của họ và một phòng khác cho những người giúp việc, tất cả các phòng đều có tường bao quanh khép kín. Điện thờ tổ tiên của gia đình được xây ở phía sau ngôi nhà. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường.
Hình dáng ngôi nhà cũng có thể rất khác biệt giữa miền Bắc lạnh lẽo và miền Nam ấm áp. Những ngôi nhà đơn giản ở miền Nam thường có hình chữ nhật, có một bếp, một phòng ở bên cạnh tạo cho toàn bộ khu nhà có hình chữ L; nhưng ở miền Bắc nhà có hình chữ U hoặc hình vuông với sân ở giữa.
Từ cuối những năm 1960, kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc bắt đầu thay đổi nhanh chóng với việc xây dựng những toà nhà chung cư theo kiểu phương Tây. Những khu nhà chung cư cao tầng mọc lên như nấm trên khắp đất nước Hàn Quốc từ sau thập kỷ 70.
Người Hàn Quốc bắt đầu dệt vải bằng cây gai và cây dong và nuôi tằm để dệt lụa. Trong thời kỳ ba Vương quốc, đàn ông mặc jeogori (áo khoác ngoài), baji (quần dài), và durumagi (áo choàng) cùng với mũ, dây lưng và giày. Phụ nữ mặc jeogori (áo khoác ngắn), với hai dải vải dài được buộc chặt vào nhau để tạo thành cái nơ otgoreum, dài kín chân, mặc với chima – váy thắt eo cao, durumagi với beoseon – tất trắng – và những đôi giày hình thuyền. Những bộ quần áo này, được biết đến như hanbok, đã được lưu truyền từ nhiều năm nay với kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoại trừ chiều dài của jeogori và chima.
Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ đất nước những năm 1960 và 1970 người ta coi hanbok không phù hợp với cách ăn mặc thoải mái, nên không thông dụng như trước. Tuy nhiên gần đây, những người yêu thích hanbok đã vận động mặc lại trang phục này và đã tạo ra những kiểu cách mới để thuận tiện hơn khi mặc.
Trang phục truyền thống hanbok thường được mặc vào những ngày lễ đặc biệt như Tết âm lịch và Chuseok – ngày Lễ mùa (Hội mùa rằm trung thu), và các ngày lễ của gia đình như Hwangap, lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60.
Trong ba yếu tố cơ bản của cuộc sống – nhà ở, quần áo và thực phẩm – thì những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc rất nhiều. Gạo vẫn là lương thực chính của hầu hết người dân Hàn Quốc, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích các món ăn phương Tây. Người Hàn Quốc thường ăn cơm với nhiều thức ăn khác, chủ yếu là các loại rau xanh đã nêm gia vị, canh, các món hầm trong nồi đất và thịt.
Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kimchi, món ăn được làm từ nhiều loại rau muối như cải bắp, củ cải, hành xanh và dưa chuột. Một số loại kimchi thường được nêm gia vị bằng cách thêm bột ớt đỏ, còn một số loại khác không được trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác. Tuy nhiên tỏi luôn được cho vào kimchi để tăng mùi vị cho món này.
Vào cuối tháng Mười Một hoặc đầu tháng Mười Hai, gia đình người Hàn Quốc thường tập trung vào gimjang, nghĩa là chuẩn bị làm kimchi, phục vụ cho cả mùa đông dài. Cho tới vài thập kỉ trước, kimchi chuẩn bị cho mùa đông được để trong những vại to chôn dưới đất để giữ nguyên mùi vị. Với sự phát triển của nhà chung cư hiện nay, các nhà sản xuất đồ điện đã sản xuất những chiếc tủ lạnh đặc dụng dùng để bảo quản kim chi. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhà máy chế biến kimchi, vì ngày càng có nhiều gia đình mua kimchi làm sẵn thay vì tự làm.
Ngoài kimchi, doenjang (món tương đỗ) với tính chất chống ung thư cũng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng hiện đại. Người Hàn Quốc thường làm doenjang ở nhà bằng cách luộc chín hạt đậu vàng rồi phơi chúng trong bóng râm, ngâm trong nước muối và để lên men dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ngày nay rất ít gia đình thực hiện đầy đủ quy trình này tại nhà, phần lớn các gia đình đều mua doenjang do nhà máy sản xuất chế biến.
Trong số các món thịt, món bulgogi (thường làm bằng thịt bò) và galbi (sườn bò hoặc lợn) tẩm gia vị được người Hàn Quốc và khách nước ngoài ưa thích nhất.

Những điều cần biết khi du học Nhật

Nếu bạn đang có ý định du học Nhật Bản, hãy đọc những lưu ý dưới đây để có bước chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho chuyến đi du học sắp tới.
Những điều cần biết khi du học Nhật

Giao tiếp tiếng Nhật lưu loát

Muốn du học thì điều kiện đầu tiên là thành thạo ngoại ngữ rồi. Ở Nhật, ngoài tiếng Anh thì bạn phải dắt lưng cả vốn tiếng bản xứ cho thật nhuyễn nữa.
Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được sử dụng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Tất cả các bảng hiệu, cửa hàng, thậm chí là thực đơn… đều được ghi hoàn toàn bằng tiếng địa phương, rất ít khi ghi kèm thêm một loại ngoại ngữ nào khác.
Nếu bạn siêu tiếng Anh còn tiếng Nhật thì mù tịt. Lời khuyên dành cho bạn là hãy mau mau đăng kí một khoá tiếng Nhật và chăm chỉ cày trước khi đăng kí du học tại một trường Đại học nào đó tại đất nước sushi nhá!

Tôn trọng người lớn tuổi

Người Nhật nổi tiếng biết cách chăm sóc sức khoẻ và Nhật Bản là đất nước có dân số già rất đông. Vì thế khi đến Nhật bạn có thể sẽ ngạc nhiên: Ồ, ở đây sao nhiều cụ già đến vậy? Hehe, có thể bạn sẽ phải thường xuyên nhường ghế trên xe buýt, giúp đỡ các cụ qua đường và đặc biệt phải thật lễ phép khi chào hỏi và nói chuyện với các cụ đấy nha.

Tập ăn cá sống cho bằng được!

Những điều cần biết khi du học Nhật
Chắc chắn có nhiều teen nhà ta không dám đụng đũa đến huống chi là đưa những miếng cá sống vào miệng. Tuy nhiên nếu bạn muốn du học tại Nhật Bản thì trước tiên phải tập ăn bằng được món cá sống này.
Ở Nhật, món cá này có ở khắp nơi trên đường phố, bạn sẽ thấy rằng, ăn chúng tuyệt ngon và chất lượng vệ sinh cũng như độ an toàn thì… khỏi phải bàn. Thế thì người Nhật mới sống được bao lâu nay mà không bị tiêu chảy hay mắc bệnh về đường ruột liên tục do chén phải món cá này chứ, phải không nào?

Thi cử ở Nhật cũng cam go phết!

Ở Nhật Bản, đa số các trường đại học, cao đẳng và cao học đều là dân lập, còn các trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ là của quốc gia hoặc thuộc hệ thống công lập.
Ngoài việc tổ chức kỳ thi tuyển, nhiều trường đại học ở Nhật có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh. Một số nơi chọn sinh viên căn cứ theo điểm kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tự túc nước ngoài. Kỳ thi này do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tổ chức. Ngành nhân văn thi Toán, Sử thế giới, Anh văn; ngành khoa học thi Toán và 2 trong 3 môn Lý, Hóa, Sinh.
Nếu muốn tham dự các chương trình cao học chính quy bạn phải qua kỳ thi tuyển. Thí sinh sẽ làm bài kiểm tra viết các môn như tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuyên môn và thi vấn đáp. Đối với nghiên cứu sinh thì phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học.
Để vào học cao đẳng thì phải đậu kỳ thi đầu vào do nhà trường tổ chức. Thi tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ được tổ chức bằng cách kết hợp như xét hồ sơ, phỏng vấn, thi tiếng Nhật, môn học, làm bài luận, kiểm tra kỹ năng, năng khiếu.

Từ bỏ thói quen ăn cay

Nếu bạn thích ăn những món ăn cay xé lưỡi, du học ở Nhật, bạn phải tập ăn uống thanh đạm không gia vị nồng đi thôi. Đa số người Nhật không ăn cay nên hầu hết thức ăn không có ớt, không có vị cay hoặc nếu có thì chỉ phảng phất.
Ở Nhật nếu bạn mua chai tương ớt tại siêu thị thì chắc chắn 100% khi mở ra nó sẽ có mùi vị của tương cà Việt Nam.
Tại các nhà hàng, quán ăn, canteen ở Nhật bạn có kiếm mòn mắt cũng sẽ không thấy bóng dáng của những trái ớt hay những chai tương ớt đâu cả. Có lẽ, thời gian đầu sẽ rất khó với những teen ghiền ăn cay, nhưng dần dà nhịn riết rồi cũng quen thôi!
Không có chuyện ngồi chờ xe buýt “dài cổ” đâu nhé. Người Nhật vốn nổi tiếng là tôn trọng giờ giấc và rất đúng giờ. Thế nên, chẳng có chuyện bạn phải chờ xe buýt dài cổ đâu. Để cho chắc ăn, bạn nên cẩn thận ghi lại lịch chạy của xe buýt được dán sẵn ở mỗi bảng thông báo tại các trạm xe buýt, hay bạn có thể dùng máy ảnh, điện thoại di động chụp nhanh mà cũng tiện.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI DU HỌC SINGAPORE

Bạn đang muốn đi du học Sigapore, nhưng không biết tí tẹo nào về Singapore. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về du học Singapore: chất lượng học tập, chi phí, sinh hoạt, học bổng......
I/Chất lượng học tập
NUS và NTU đều là những trường có tiếng tăm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, NUS được công nhận là world-class university. Tuy rằng không thể so sánh được với các trường xịn ở Mỹ và ở Anh, nhưng có thể nói Singapore không hề thua kém về chất lượng giáo dục so với Australia và New Zealand.
Lý do khá đơn giản: Singapore đất nhỏ, nhiều tiền, chỉ có ba trường ĐH công lập và họ dốc khá nhiều chi phí cho ngành giáo dục, nên về điều kiện học tập chắc chắn không thể thua kém ai, đa số những máy móc hiện đại nhất thế giới trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học đều có thể kiếm được ở Singapore. Lực lượng giảng viên khá đông đảo và đa dạng, ngoài số giảng viên Singapore, Ấn Độ, cũng có một số lượng đáng kể giảng viên từ Mỹ, Anh (hoặc đi học từ Mỹ, Anh) về (các trường danh tiếng như MIT, Havard, Cambridge...).
Học ở Singapore cạnh tranh khá khốc liệt: lượng sinh viên từ Trung Quốc, Ấn Độ khá đông và là đối thủ năng ký của dân VN trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, bạn sẽ được gặp khá nhiều nhân tài đến từ hai nước nổi tiếng về sự thông minh này.
Điều kiện vật chất đầy đủ, môi trường học tập tốt, được học thầy giỏi, làm bạn với trò giỏi là ưu điểm tuyệt đối của Singapore.
II/ Chi phí học tập
Chi phí ở Singapore thuộc loại rẻ nhất (khi đem so với sinh viên học ở nước khác, chứ ko phải giá cả nói chung ở Singapore rẻ).
Học phí: 6520 SGD/năm.
Thật ra, chi phí đầu tư cho mỗi sinh viên thật sự là hơn 20. 000SGD/năm (nên đừng nghĩ cái giá 6520 ở trên rẻ thì chất lượng thấp), nhưng Bộ Giáo Dục Singapore (MOE) đã tài trợ (không hoàn lại) số tiền còn lại nên bạn chỉ phải trả 6520SGD/năm.
Chính vì lý do bạn nhận được sự tài trợ này (tất cả sinh viên nước ngoài đều được) nên bạn phải ở lại làm cho Singapore trong 3 năm. Bạn có thể làm cho tất cả công ty có trụ sở ở Singapore (tức là cả các công ty không phải của Singapore nhưng có chi nhánh ở Singapore) hoặc làm cho công ty Singapore ở nước ngoài (nghĩa là nếu được nhận vào công ty nào của Singapore nhưng có chi nhánh ở Mỹ và sang đó làm việc thì vẫn được tính vào 3 năm ). Điều hấp dẫn hơn nữa là nó cũng có nghĩa bạn có thể về VN làm cho công ty Singapore và được tính vào 3 năm (hiện nay đã có công ty British American Tobacco đề nghị chuyện này với sinh viên VN đang học ở Singapore).
Nhưng nếu bạn không có tiền để trả học phí 6520 SGD và tiền ăn ở? Bạn cũng sẽ được cho vay, MOE sẽ cho bạn vay 80% của 6520 SGD đó, và trường bạn học sẽ cho vay 20% còn lại cùng với tiền ăn ở 3600 SGD.
Số tiền này là VAY nên phải trả, bạn được phép trả trong vòng 20 năm tính từ khi tốt nghiệp, số tiền này sẽ không bị tính lãi trong vòng 4 năm học đại học, và từ khi tốt nghiệp sẽ được tính lãi suất rất ưu đãi. Điều kiện duy nhất là sau khi tốt nghiệp, mỗi tháng bạn phải đảm bảo trả cho họ ít nhất 100 SGD (lương khởi điểm trung bình là 2500 SGD/tháng).
III/ Chi phí sinh hoạt
Là sinh viên nước ngoài, bạn được đảm bảo ở trong ký túc xá của trường trong 2 năm đầu, còn những năm sau đó tuỳ thuộc kết quả hoạt động ngoại khoá của bạn.
- Giá tiền ký túc xá: từ 50 – 60SGD/tuần (tuỳ phòng, khoảng từ 200 – 240SGD/tháng)
- Tiền ăn: tuỳ người, nhưng giá trung bình cho một bữa ăn là từ 2 – 3SGD và có thể rẻ hơn rất nhiều nếu nấu ăn chung. Ký túc xá có đủ bếp và tủ lạnh cũng như các thiết bị khác để nấu ăn một cách dễ dàng. Tuy thế, chỉ với 3600 SGD cho vay thì sẽ sống rất khó khăn, thường có sự hỗ trợ thêm từ phía gia đình, và ngay cả khi gia đình bạn không có khả năng, bạn vẫn có thể trang trải được bằng cách đi làm thêm.
Được đi làm thêm không?
Sau khi học một học kỳ tại trường, bạn mới được cho phép đi làm thêm, và không được làm quá 16 tiếng / tuần trong thời gian đang học. Tuy nhiên, vào kỳ nghỉ giữa hai học kỳ hoặc trong hè, bạn có thể đi làm fulltime, muốn làm bao nhiêu tuỳ ý và không bị trường quản lý.
Công việc làm thêm ở Singapore không khó kiếm lắm, chủ yếu là làm bồi bàn, phụ bếp ở các nhà hàng hay làm ở văn phòng (cái này khó kiếm). Tuỳ vào công việc, bạn sẽ được trả từ 5 – 8 SGD/giờ, có khi làm việc ở các quán rượu, bạn được trả khoảng 10 SGD/giờ (khó kiếm).
Tuy nhiên trừ khi thật sự khó khăn hãy đi làm thêm trong năm học, vì nên tập trung sức để học, tránh quá mệt mỏi, và trong hè đi làm fulltime bạn có thể kiếm đủ tiền dư dả cho năm học sau.
Bây giờ tôi thích đi học, nhưng không muốn trả tiền hay vay tiền, được không?
Được! Không như ở US, Australia, New Zealand luôn muốn lấy tiền của du học sinh, Singapore sẵn sàng tung tiền để thu về chất xám, miễn sao bạn chứng minh được tài năng của mình. Singapore không tiếc tiền cho học bổng, họ chỉ quan tâm cho có đúng người hay không.
IV/ Các loại học bổng chủ yếu
- ASEAN Undergraduate Scholarship: toàn bộ học phí và 4300 SGD/năm tiền ăn ở. Loại này chỉ được apply khi bạn đã được nhận vào trường, dựa trên thành tích và kết quả phỏng vấn. Bạn phải đạt điểm trung bình >= 3.5 (trên 7 phẩy) để được giữ học bổng này sau mỗi học kỳ, nếu mất thì phải vay tiền cho những học kỳ sau.
- MFA Scholarship (học bổng của Bộ Ngoại Giao Singapore, thường gọi là học bổng chính phủ): vé máy bay khứ hồi tới Singapore, toàn bộ học phí và 6600 SGD/năm (NUS) hay 6000 SGD/năm (NTU). Được apply khi là sinh viên năm 1 hay năm 2 đang học ĐH ở VN, kết quả chủ yếu dựa trên kỳ thi tuyển được tổ chức tại VN (và các nước ASEAN khác). Ưu điểm nổi bật của loại học bổng này là không phải ở lại làm 3 năm. Tuy nhiên chương trình học bổng này chỉ còn một năm nữa (năm học 2005 - 2006) là kết thúc.
- Học bổng cho riêng Business, giá trị cũng tương đương như MFA scholarship, cũng có thi và các bạn apply từ trường ĐH của mình (thường thì các trường như Kinh Tế, Ngoại Thương... sẽ cung cấp thông tin).
- Các học bổng của công ty: thường các công ty cũng cho học bổng rất hấp dẫn (luôn là tất cả học phí và số tiền ăn ở khá lớn), bạn chỉ việc làm cho họ 3, 4 năm sau khi tốt nghiệp mà thôi. Cái khó là nắm thông tin công ty nào cho, khi nào là hạn chót, và cho sinh viên nước ngoài không nhiều lắm (họ thích Singapore citizen hay permanent resident (PR) hơn).
Nên nhớ, chỉ có học bổng chính phủ mới đảm bảo cho bạn biết kết quả từ khi ở VN, còn lại thì tuỳ, bạn luôn phải sẵn sàng tinh thần vay tiền học vì thời hạn của mỗi loại rất khác nhau, bạn phải vào học trước và apply sau, không được thì phải vay tiền.
Vậy làm sao để được đi Singapore?
Thủ tục sơ lược như sau: Học kỳ ở Singapore bắt đầu vào cuối tháng 7, họ bắt đầu tuyển sinh từ tháng 10 năm trước, hạn chót thường là tháng 1.
- Đối với NUS (National University of Singapore – ĐH Quốc gia Singapore):
+ đang học 12: thi.
+ có bằng tốt nghiệp rồi: xét tuyển.
- Đối với NTU (Nanyang Technological University – ĐH Kỹ thuật Nanyang): tất cả đều thi.
- Đối với SMU (Singapore Management University – ĐH Quản lý Singapore): tất cả đều xét tuyển.
- Đối với các polytechnic (Singapore Polytechnic, Nanyang Polytechnic, Ngee Ang Polytechnic, Temasek Polytechnic và Republic Polytechnic): tất cả đều thi.
Thời gian thi thường là tháng 2, tháng 3, kết quả có sau 1 tháng.
Chương trình thi: A-level, giống giống lớp 12 VN. Tuỳ ngành, nhưng phải thi 3 môn: Toán, Anh văn, còn lại tự chọn (nếu học ngành tự nhiên thì thi Lý, business thì thi business hoặc lịch sử...).
Thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đề thi không khó lắm cho những ai đủ khả năng thi đại học điểm cao..

Những lý do nên chọn du học Singapore

Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng Malay, hay Quan thoại, hay Tamil và một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ vai trò chủ đạo.
Sự nghiệp giáo dục được xem là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore, nhất là kể từ năm 1965, khi quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập. Bước vào thế kỷ 21, khi nền kinh tế tri thức là động lực chính cho toàn cộng đồng thì giáo dục lại càng quan trọng hơn trong việc định hình cho tương lai của một quốc gia. Đồng thời thông qua giáo dục mỗi cá nhân có thể nhận biết tiềm năng của mình để góp phần mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho đất nước và hướng tới một cuộc sống cá nhân đầy đủ.




Đến Singapore bạn sẽ có cơ hội hòa nhập vào một nền giáo dục luôn hướng đến sự hoàn thiện và được trở thành một thành viên của cộng đồng dân cư tiến bộ.

Singapore - Trung tâm của nền giáo dục tiên tiến, một trường học có tính toàn cầu.

Trải qua bao nhiêu năm, Singapore thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh quốc, trong đó nền giáo dục được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tìm kiếm nuôi dưỡng tài năng.

Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng Malay, hay Quan thoại, hay Tamil và một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ vai trò chủ đạo. Tất cả mọi người đòi hỏi phải có những kỹ năng cùng với khả năng tương xứng để tồn tại trong những môi trường có tính cạnh tranh cao và trang bị cho một tương lai sáng lạng hơn.



Hệ thống các trường công lập của Singapore vốn có danh tiếng nổi bật về chất lượng giảng dạy và học tập, thể hiện qua các nghiên cứu so sánh mang tính quốc tế như nghiên cứu về Khoa học và Toán Quốc tế (TIMSS) lần thứ ba chẳng hạn cho thấy đa số sinh viên các trường Singapore đã đạt vượt mức trung bình của thế giới về toán và khoa học. Sinh viên của Singapore cũng đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi ví dụ như Cuộc thi Vô địch Hùng biện Quốc tế bằng tiếng Anh và các kỳ thi Olympic Quốc tế về toán, vật lý, hoá học, và sinh học, vượt qua các học sinh đến từ nhiều nước khác nhau để dành các giải thưởng và danh hiệu hàng đầu.

Ở bậc đại học, ngoài 3 trường đại học quốc gia nổi tiếng, Singapore còn thu hút sự chú ý của 10 trường đại học hàng đầu thế giới có mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp đến thành lập các trung tâm giáo dục và nghiên cứu hoàn hảo tại đây. Trong số đó có các trường được nhiều người biết đến như trường đại học hàng đầu của Pháp INSEAD, Viện công nghệ Massachussetts (MIT), và các trường đào tạo kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như trường Cao học Kinh doanh của Đại học Chicago.

Ngay cả sau khi tốt nghiệp và đi làm, bạn cũng có vô số cơ hội để tiếp tục học. Các khóa đào tạo chuyên ngành và nâng cao tay nghề được rất nhiều người theo học. Các cuộc hội thảo chuyên ngành cũng trở nên rất phổ biến với sự hiện diện của nhà quản lý hàng đầu như Michael Porter hay các bài giảng do các chuyên gia thỉnh giảng đảm trách.

Với sự góp mặt của các trường đại học quốc tế nổi tiếng, một hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao và nghiêm túc ở một quốc gia luôn chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, tất cả nhất định sẽ mang đến cho học sinh trong nước cũng như du học sinh quốc tế một chương trình giáo dục đào tạo hoàn hảo và phong phú.

Học viện SIM sẽ trở thành ĐH thứ tư ở Singapore


9h30 sáng ngày 26/10, tại văn phòng Tập đoàn Giáo dục & đào tạo quốc tế sẽ diễn ra buổi hội thảo và gặp gỡ trực tiếp đại diện của SIM. 14h chiều cùng ngày, SIM sẽ tổ chức kiểm tra đầu vào hai môn toán và tiếng Anh cho những học sinh muốn đăng ký học.
SIM đang đào tạo cho hơn 15.000 sinh viên trong đó có 6.000 sinh viên học toàn thời gian. Trường được thành lập từ năm 1964 dưới sự điều hành của Uỷ ban Phát triển Kinh tế Singapore (cơ quan của chính phủ Singapore), nhiệm vụ của SIM là cung cấp những sinh viên được đào tạo bài bản cho các doanh nghiệp, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho các tổ chức.
Với bề dày kinh nghiệm quản lý và đào tạo, SIM luôn nằm trong “top” những trường có chất lượng đào tạo tốt nhất Singapore. Năm 1993, SIM là trường đầu tiên của Châu Á được tặng giải thưởng PSB ISO 9002. Một mốc lịch sử quan trong khác là giải thưởng PDS (The People Developer Stander) công nhận sự cam kết của SIM trong phát triển nguồn nhân lực. Cho đến nay, có hơn 18.000 tổ chức, doanh nghiệp là thành viên của SIM. Với tư cách là một tổ chức giáo dục độc lập lớn nhất Singapore, SIM còn tham gia vào các tổ chức giáo dục – đào tạo và phát triển châu Á, liên kết với những đại học quốc tế lớn trên thế giới để đào tạo đại học và sau đại học.
Chương trình tuyển sinh của SIM bao gồm: Quản trị Kinh doanh, Kinh tế và Tài chính, Kế toán & Tài chính, Ngân hàng & Tài chính, Kinh doanh, Kinh tế & Quản lý, Quản lý, Hệ thống thông tin & Quản lý, Máy tính & Hệ thống thông tin.
Việc kiểm tra trình độ hai môn toán và tiếng Anh là yêu cầu đầu vào của SIM. Để tham gia kỳ kiểm tra ngày 26/10, bạn có thể đăng ký với đại diện chính thức của SIM tại miền Bắc trước ngày 21/10.
Tập đoàn giáo dục và đào tạo quốc tế ISC, Phòng 4, tầng 8, tháp B Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội, Tel: (84-4) 2200 304; Email: isc@iscvn.com ; www.iscvn.com . Phụ trách chương trình: chị Phan Thu Thuỷ.

Du học Châu Á bắt đầu được ưa chuộng


Những năm trước, các nước đứng đầu trong sự lựa chọn của du học sinh là Australia, Anh, Mỹ, Canada thì hiện nay, đông nhất là đến Singapore (231 người), Mỹ (157 người), Anh (118 người)...

Thống kê của Liên hiệp Tư vấn du học VN (Vieca) công bố ngày 19/10 cho biết, từ tháng 1 – 9/2005 đã có hơn 5.000 lượt người đến 16 Cty thành viên Vieca để được tư vấn. Số người đã đăng ký làm thủ tục du học là 1.114 người. Số người được cấp visa đi học là 727 người. Du học sinh (DHS) đến từ 20 nước.
Hiện, thị trường du học tự túc đã mở rộng sang Tây Ban Nha, khối EC. Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia là 4 nước Châu Á khác được DHS tự túc lựa chọn.
DHS ra nước ngoài học ĐH (272 người) và học ngoại ngữ (239 người) vẫn là nhiều nhất. DHS phổ thông cũng gia tăng với 119 người.

Du học Nhật bản – HỌC VIỆN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN (JICE)

Mặc dù Nhật Bản vừa trải qua những thiên tai động đất và sóng thần khiến cho cả thế giới phải khâm phục trước sự bình thản, kiên cường và có tinh thần đoàn kết, kỷ luật của người Nhật nhưng rất nhiều du học sinh quốc tế đặc biệt là du học sinh Việt Nam vẫn quyết tâm lựa chọn Nhật Bản để du học. Họ tin vào những chính sách ưu đãi của Chính phủ Nhật và những phẩm chất cao quý của người Nhật. Học viện Kinh tế Văn hoá Nhật Bản là một trong số những trường mà du học sinh VIệt Nam học đông nhất.
%title

Giới thiệu về trường:

Học viện Kinh tế Văn hoá Nhật Bản toạ lạc tại thành phố Naha, thủ phủ của Okinawa, điểm cực nam của Nhật Bản. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà, là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Dân số Okinawa có 1 triệu người, nhưng hàng năm có đến 7 triệu khách du lịch trong và ngoài nước Nhật đến Okinawa.Đặc biệt không chỉ có khí hậu ưu đãi mà văn hoá, phong tục tập quán và con người nơi đây còn có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nên sẽ rất thuận lợi cho các bạn du học sinh trong giai đoạn đầu tiên khi mới đặt chân đến đất nước Mặt trời mọc.Hàng năm có hàng trăm học sinh từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Bangladesh, Nepal, Mỹ… đến học tập tại Học viện JICE.

Ưu điểm của trường:

  • Chi phí thấp hơn rất nhiều so với các trường ở thành phố lớn như Tokyo và Osaka
  • Cơ hội làm thêm 20h/tuần
  • Trường có ký túc xá, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao
  • Dịch vụ y tế và quản lý sinh sinh viên tốt nhất ở Okinawa
  • Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như (vui chơi, giao lưu, kiến tập…)
  • Ngoài ra trường có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý và tiếp nhận hồ sơ của các sinh viên quá tuổi quy định, các bạn đã từng đi tu nghiệp sinh về nước và các bạn đã từng bị từ chối cấp visa.
  • Tỷ lệ visa rất cao

Đối tượng tuyển sinh:

  • Học sinh tốt nghiệp THPT/Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
  • Sinh viên đang học Trung cấp/Cao đẳng/Đại học

Các khóa học tiếng Nhật & Kỳ khai giảng:

  • Khoá học kỳ tháng 1: 1 năm 3 tháng
  • Khoá học kỳ tháng 4: 2 năm
  • Khóa học kỳ tháng 7: 1 năm 9 tháng
  • Khóa học kỳ tháng 10: 1 năm 6 tháng

Chi phí ước tính:

Các khoản phí Số tiền (Yên Nhật)
Phí nhập học 78,750
Học phí (1 năm) 659,000
Giáo trình và hoạt động ngoại khóa 64,050
Ký túc xá (6 tháng) 180,000
Tổng tiền (Yên Nhật) 980,000

Hồ sơ cần nộp:

  • Bằng THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (bản gốc)
  • Học bạ, bảng điểm (bản gốc)
  • Khai sinh (bản sao – 02 bản)
  • Sơ yếu lí lịch (có dấu xác nhận của chính quyền địa phương)
  • Hộ chiếu (nếu có)
  • Hộ khẩu (bản công chứng- mỗi loại 2 bản)
  • CMND của học sinh và bố mẹ (bản công chứng – mỗi loại 2 bản)
  • Chứng chỉ tiếng Nhật (nếu có)
  • 12 ảnh 4 × 6, 8 ảnh 3 × 4
  • Các giấy tờ liên quan đến tài chính: sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký kinh doanh, các tài sản có giá trị khác (ô tô, cổ phiếu, …) – nếu có.

Du học Nhật Bản vừa học vừa làm

Với những học sinh du học tự túc, hầu hết các em đều muốn vừa học vừa làm để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Nhưng không phải ở đâu các em cũng dễ dàng tìm được việc làm thêm phù hợp.
Du học Nhật Bản vừa học vừa làm
Đối với học sinh du học Nhật Bản, học sinh – sinh viên hầu như chỉ mất học phí năm đầu tiên (khoảng 200 triệu ) và 2 tháng ký túc xá để có thể vừa học vừa trang trải học phí cũng như tiền ăn ở cho những năm kế tiếp.
Sinh viên có thể đi làm thêm trong thời gian học: Chỉ với 4 giờ làm thêm mỗi ngày, sinh viên đã thu nhập từ 1.000 USD đến 2.000 USD một tháng. Ở Nhật, một năm nghỉ 3 tháng giữa kỳ, sinh viên được phép đi làm thêm toàn bộ thời gian với mức lương từ 2.000 USD đến 3.000 USD một tháng. Với mức lương như vậy, các em không những tự trang trải cho chi phí ăn ở mà còn để dành đóng học phí cho những năm tiếp theo.
Học sinh dễ dàng kiếm việc làm tại Nhật với mức lương cao sau khi kết thúc khóa học (dù chỉ là tiếng Nhật, cao đẳng, đại học) với mức lương bằng 70% mức lương của người bản xứ khoảng 4.000 USD một tháng khi đã có kinh nghiệm làm việc tại Nhật. Hơn thế nữa, bạn sẽ có nhiều cơ hội định cư tại Nhật.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Có cần chứng minh tài chính khi du học Singapore?

(Du học Singapore) Có phải nộp tiền đặt cọc khi du học? nếu có thì các khoản phí đặt cọc đó là bao nhiêu và thời hạn nộp phí đặt cọc là như thế nào?
Khi hồ sơ xin giấy thông hành sinh viên của tôi được duyệt, tôi phải nộp bao nhiêu tiền đặt cọc đảm bảo?

Có cần chứng minh tài chính khi du học Singapore?

Khi hồ sơ xin giấy thông hành sinh viên được duyệt, một thư phê duyệt nguyên tắc (In-Principle Approval – IPA) sẽ được cấp cho người nộp hồ sơ. Nếu yêu cầu, khoản tiền đặt cọc đảm bảo sẽ được ghi rõ trong thư IPA gửi người nộp hồ sơ.
Mức phí mỗi người và Hình Thức Đặt Cọc Đảm Bảo
Malaysia và Brunei :   Không có
Indonesia, Philippin và Thái Lan
  • S$1,000 dưới hình thức Tiền Đảm Bảo của Ngân Hàng từ bất cứ ngân hàng nào hoạt động tại Singapore hoặc Lệnh Chuyển Tiền (Cashier’s Order) hoặc NETS
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar
  • S$5,000 dưới hình thức Tiền Đảm Bảo của Ngân Hàng từ bất cứ ngân hàng nào hoạt động tại Singapore hoặc Lệnh Chuyển Tiền
Quốc gia khác
  • S$1,500 dưới hình thức Tiền Đảm Bảo của Ngân Hàng từ bất cứ ngân hàng nào hoạt động tại Singapore hoặc Lệnh Chuyển Tiền hoặc NETS
Miễn yêu cầu đặt cọc đảm bảo có thể áp dụng cho:
  • Công dân quốc tịch Malaysia / Brunei
  • Người có giấy thông hành của người phụ thuộc, thẻ tham viếng xã hội dài hạn và giấy phép làm việc
  • Con cái hoặc vợ/chồng của công dân / thường trú nhân Singapore
  • Học sinh nước ngoài học tại trường mẫu giáo có đăng ký với Bộ Giáo Dục / Trung tâm trông trẻ được MCYS cấp phép
  • Du học sinh theo học một khóa toàn thời gian tại một Cơ Sở Giáo Dục Tư được phê chuẩn có chứng nhận Lớp Học Chất Lượng Cao Singapore cho Cơ Sở Giáo Dục Tư hay còn gọi là SQS (PEO) của SPRING, Singapore.
  • Du học sinh theo học một chương trình văn bằng toàn thời gian (Đại học / Sau Đại Học) tại một cơ sở giáo dục tư được phê duyệt, trừ chương trình dạy kèm của Đại học London (UOL).
    Dưới 16 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ

Những lý do nên chọn du học Singapore: Nền giáo dục tiên tiến

(Du học Singapore) Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng Malay, hay Quan thoại, hay Tamil và một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ vai trò chủ đạo
Sự nghiệp giáo dục được xem là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore, nhất là kể từ năm 1965, khi quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập. Bước vào thế kỷ 21, khi nền kinh tế tri thức là động lực chính cho toàn cộng đồng thì giáo dục lại càng quan trọng hơn trong việc định hình cho tương lai của một quốc gia. Đồng thời thông qua giáo dục mỗi cá nhân có thể nhận biết tiềm năng của mình để góp phần mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho đất nước và hướng tới một cuộc sống cá nhân đầy đủ.

Những lý do nên chọn du học Singapore: Nền giáo dục tiên tiến

Những lý do nên chọn du học Singapore: Nền giáo dục tiên tiến

Đến Singapore bạn sẽ có cơ hội hòa nhập vào một nền giáo dục luôn hướng đến sự hoàn thiện và được trở thành một thành viên của cộng đồng dân cư tiến bộ.

Singapore - Trung tâm của nền giáo dục tiên tiến, một trường học có tính toàn cầu.

Trải qua bao nhiêu năm, Singapore thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh quốc, trong đó nền giáo dục được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tìm kiếm nuôi dưỡng tài năng.

Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng Malay, hay Quan thoại, hay Tamil và một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ vai trò chủ đạo. Tất cả mọi người đòi hỏi phải có những kỹ năng cùng với khả năng tương xứng để tồn tại trong những môi trường có tính cạnh tranh cao và trang bị cho một tương lai sáng lạng hơn.

Những lý do nên chọn du học Singapore: Nền giáo dục tiên tiến

Những lý do nên chọn du học Singapore: Nền giáo dục tiên tiến

Hệ thống các trường công lập của Singapore vốn có danh tiếng nổi bật về chất lượng giảng dạy và học tập, thể hiện qua các nghiên cứu so sánh mang tính quốc tế như nghiên cứu về Khoa học và Toán Quốc tế (TIMSS) lần thứ ba chẳng hạn cho thấy đa số sinh viên các trường Singapore đã đạt vượt mức trung bình của thế giới về toán và khoa học. Sinh viên của Singapore cũng đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi ví dụ như Cuộc thi Vô địch Hùng biện Quốc tế bằng tiếng Anh và các kỳ thi Olympic Quốc tế về toán, vật lý, hoá học, và sinh học, vượt qua các học sinh đến từ nhiều nước khác nhau để dành các giải thưởng và danh hiệu hàng đầu.

Ở bậc đại học, ngoài 3 trường đại học quốc gia nổi tiếng, Singapore còn thu hút sự chú ý của 10 trường đại học hàng đầu thế giới có mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp đến thành lập các trung tâm giáo dục và nghiên cứu hoàn hảo tại đây. Trong số đó có các trường được nhiều người biết đến như trường đại học hàng đầu của Pháp INSEAD, Viện công nghệ Massachussetts (MIT), và các trường đào tạo kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như trường Cao học Kinh doanh của Đại học Chicago.

Ngay cả sau khi tốt nghiệp và đi làm, bạn cũng có vô số cơ hội để tiếp tục học. Các khóa đào tạo chuyên ngành và nâng cao tay nghề được rất nhiều người theo học. Các cuộc hội thảo chuyên ngành cũng trở nên rất phổ biến với sự hiện diện của nhà quản lý hàng đầu như Michael Porter hay các bài giảng do các chuyên gia thỉnh giảng đảm trách.
Với sự góp mặt của các trường đại học quốc tế nổi tiếng, một hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao và nghiêm túc ở một quốc gia luôn chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, tất cả nhất định sẽ mang đến cho học sinh trong nước cũng như du học sinh quốc tế một chương trình giáo dục đào tạo hoàn hảo và phong phú.

Phương pháp học tập hiệu quả khi đi du học

Phương pháp học tập hiệu quả khi đi du học: Rất nhiều sinh viên hiện đang học tập nước ngoài không thể làm quen với việc vừa lắng nghe, viết bài và tiếp thu bài giảng cùng một lúc...


DU HỌC - DU HỌC SINGAPORE - HỌC BỔNG DU HỌC - HỌC BỔNG

Làm Quen Với Phương Pháp Học Tập Khi Đi Du Học

Học tập tại một đất nước xa lạ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bạn sinh viên. Bạn sẽ phải thực sự nỗ lực để có thể làm quen và hòa nhập vào một môi trường sống và học tập hoàn toàn mới. Thử thách lớn nhất của các bạn sinh viên Việt Nam khi học tập ở nước ngoài đó là làm quen với những phương pháp giảng dạy và học tập hoàn toàn mới. Tại Việt Nam hiện nay các bạn sinh viên chủ yếu được học tập dưới hình thức các bài giảng, tuy nhiên tại những nước có nền giáo dục tiên tiến, sinh viên sẽ được học tập trong môi trường có tính thực tiễn cao hơn, ví dụ những bài tập thực hành thực tế, những bài tập nhóm mà chủ đề là những vẫn đề đang xảy ra trong thực tại. Vậy làm sao để có thể thích nghi với những phương pháp, mô trường hoàn toàn mới này? Chúng tôi sẽ chia sẻ  với các bạn một số phương pháp giảng dạy và học tập cần biết để có thể học tập hiệu quả tại nước ngoài nhé!

Phương pháp học tập khi du học

Phương pháp học tập khi du học

Các giờ học trên lớp

Rất nhiều sinh viên hiện đang học tập nước ngoài không thể làm quen với việc vừa lắng nghe, viết bài và tiếp thu bài giảng cùng một lúc.
Một lưu ý nhỏ cho các bạn sinh viên đó là, khi lắng nghe bài giảng bạn không thể viết tất cả những gì giảng viên nói. Điều này vừa làm bạn mất tập trung vào bài giảng vừa không cần thiết. Bạn nên lắng nghe và ghi lại những ý quan trọng, đây là một kỹ năng rất phổ biến mà các sinh viên quốc tế cần có, kỹ năng ghi những ý chính (taking note). Có thể trong những ngày đầu học tập, bạn khó có thể nghe rõ tất cả những gì giảng viên nói (cũng có thể do cách phát âm tiếng địa phương của giáo viên), bạn nên chọn những chỗ ngồi gần phía giáo viên để bắt kịp với bài giảng của giáo viên một cách dễ dàng hơn và cũng khiến bạn tập trung hơn. Trong quá trình nghe giảng bạn cũng nên chú những những điều mà giảng viên nhấn mạnh, hay lặp đi lặp lại. Đó chắc chắn là những điều quan trọng có thể có trong bài thi.

Kỹ năng viết bài luận

Kỹ năng viết luận là một khái niện còn khá mới mẻ đối với sinh viên nước ta. Khó khăn hơn là khi học tập tại nước ngoài bạn thường sẽ phải viết luận bằng tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ của nước mà bạn theo học). Khi viết luận bạn sẽ phải thu thập rất nhiều thông tin, tài liệu để hỗ trợ cho bài luận của mình. Kỹ năng viết luật rất quan trọng, vì những thông tin tài liệu mà bạn tìm được cần được diễn tả, xắp xếp một các hiệu quả để thể hiện đúng chủ đề của bài luận. Hơn nữa những thông tin mà bạn tìm được cần được ghi rõ ràng nguồn gốc.
Tại các trường đại học quốc tế đạo văn (plagiarism) là một hành động bị tuyệt đối nghiêm cấm. Các trường đều có hệ thống kiểm tra việc đạo văn và có thể cho kết quả bao nhiêu phần trăm bài viết của bạn là sao chép chỉ trong  vài phút. Để tìm hiểu thêm về việc đạo văn, bạn có thể đọc thêm tại trang Plagiarism.org.
Thường tại các trường đại học sẽ có một bộ phận chuyên hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn cho bạn về viết luận. Nhưng bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về những yêu cầu viết luật của ngành mà bạn theo học để tránh bỡ ngỡ khi học tập. Rất nhiều các bạn học sinh chọn học các khóa học dự bị đại học/cao học hoặc tiếng Anh (pre-sessional English) trước khi vào học vì các khóa học này ngoài việc cung cấp cho sinh viên kỹ năng  ngôn ngữ còn cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về học thuật như cách viết luận, cách trình bày, cách trích dẫn nguồn tham khảo... và đặc biệt là kiến thức cơ bản về chuyên ngành bạn sẽ học. Bạn có thể đọc thêm về việc học dự bị thạc sĩ trong bài báo Du học dự bị thạc sỹ

Rèn luyện kỹ năng đọc

Bên cạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năng đọc là một trong số những hoạt động quan trọng nhất mà sinh viên cần làm quen. Đó là thực tế, và thực tế thật đáng tiếc là đa số sinh viên đều gặp vấn đề trong việc đọc. Có vẻ như sinh viên phải đọc quá nhiều và không bao giờ đủ thời gian để đọc. Danh sách những gì cần đọc thường rất dài, và giảng viên đưa ra nhiều hướng dẫn khác và ngay cả khi bạn chỉ đơn giản là tìm đọc những gì mình quan tâm thì sẽ sớm nhận thấy (nếu vẫn chưa làm như vậy) rằng có quá nhiều thông tin cần tiếp nhận và có quá ít thời gian để tiếp nhận chúng... Các bạn có thể đọc chi tiết hơn về kỹ năng này trong bài viết Kỹ năng đọc cho sinh viên của tác giả Lê Thanh Hải.

Nghiên cứu và tìm kiếm thông tin

Trong một số chương trình sau đại học được cung cấp tại các trường đại học quốc tế, nghiên cứu đóng góp một phần rất quan trọng trong qua trình học, tùy theo từng chuyên ngành bạn học nhưng thường trong quá trình học bạn sẽ phải hoàn  thành một luận án nghiên cứu về chủ đề liên quan. Đây là cách để đánh giá năng lực của bạn trong quá trình học. Hơn nữa những kỹ năng trong quá trình bạn nghiên cứu và hoàn thành luận án cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc của bạn sau này.
Trong luận văn/ đề án (dissertation/project) cuối khóa , bạn sẽ được kỳ vọng nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu sắc về đề tài bạn lựa chọn. Bạn sẽ cần phải tìm kiếm những tài liệu thực tế qua sách, tạp chí trên thư viện trường hay  internet (VD Google Scholar)… Nên lưu ý là không phải nguồn tài liệu nào cũng được chấp nhận, ví dụ việc bạn sử dụng nguồn từ Wiki sẽ không được đánh giá cao vì đây là nguồn mở, ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin, tính tin cậy thấp. Hầu hết các trường đại học đều có hướng dẫn sinh viên rất cụ thể về việc sử dụng thư viện và tìm tài liệu trên website, trong buổi giới thiệu nhập học (induction day) hay ngay trong các quyển sách hướng dẫn tại thư viện.

Điểm khác biệt giữa học trong và ngoài nước

Sau đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp học tại các trường đại học Việt Nam và các trường quốc tế, các bạn sinh viên cùng tìm hiểu nhé:
Sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên tại các trường đại học quốc tế thường rất lớn. Chính vì thế bạn có thể dễ dàng nhận được sự hướng dẫn từ các giảng viên. Hơn nữa trong các trường đại học quốc tế, các chương trình gia sư nơi các sinh viên khóa trên giúp đỡ hỗ trợ sinh viên khóa dưới rất phổ biến, bạn có thể đăng ký những chương trình này để có được sự hỗ trợ trong học tập cũng như hòa nhập vào môi trường đại học.
Để hoàn thành các bài luận văn tại môt trường đại học quốc tế, bạn cần có kiến thức và sự hiểu biết rộng rãi. Tình sáng tạo (original) được đánh giá rất cao trong các bài tập/bài luận cá nhân. Chính vì thế bạn cần liên tục tìm kiếm và cập nhậtc những thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đề của mình để có thể hoàn thành các bài luận một cách xuất sắc.
Học tập tại những trường đại học quốc tế có sự năng động hơn, bạn không chỉ lắng nghe bài giảng mà còn được khuyến khích đặt những câu hỏi và đưa ra những bình luận nh luận ý kiến của mình. Vì thế bạn nên tập cho mình tư duy một một cách độc lập cũng như đặt câu hỏi cho những chủ đề học.
Hãy chuẩn bị thật tốt cho việc du học đầy chông gai và thử thách phía trước nhé!

Hơn 20.000 sinh viên châu Á nhận học bổng Colombo

Hơn 20.000 sinh viên châu Á nhận học bổng Colombo: Đây là hoạt động rất có ý nghĩa trong bối cảnh Australia đang thúc đẩy phát triển văn hóa và ngôn ngữ châu Á, nỗ lực tìm chỗ đứng tại khu vực này.

DU HỌC - HỌC BỔNG - HỌC BỔNG DU HỌC - GIÁO DỤC

Trên 20.000 sinh viên châu Á nhận học bổng Colombo

Sáu mươi năm sau khi Australia lần đầu tiên đón sinh viên quốc tế từ châu Á đến du học, tối 22/11, các thế hệ sinh viên quốc tế tại Australia, trong đó có cả sinh viên Việt Nam, đã tề tựu tại Trường Đại học New South Wales (UNSW) trong buổi gặp mặt Gala Dinner thân mật và trang trọng.

Đây là hoạt động rất có ý nghĩa trong bối cảnh Australia đang thúc đẩy phát triển văn hóa và ngôn ngữ châu Á, nỗ lực tìm chỗ đứng tại khu vực này.

UNSW là trường đại học đầu tiên tiếp nhận sinh viên quốc tế được học bổng du học theo Kế hoạch Colombo về tăng cường năng lực giáo dục và kỹ thuật trong khu vực.
Học bổng Colombo, tin tức Học bổng Colombo, hội thảo Học bổng Colombo

Học bổng Colombo, tin tức Học bổng Colombo

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ hiến bang New South Wales Barry O’Farrell đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục quốc tế với sáng kiến Colombo là nền tảng.

Những sinh viên tốt nghiệp đều có kỹ năng chuyên nghiệp

Phó Hiệu trưởng UNSW, bà Jennie Lang cũng khẳng định những sinh viên tốt nghiệp từ Kế hoạch Colombo đều có kỹ năng chuyên nghiệp để tham gia xây dựng các nước mới nổi ở châu Á.

Chia sẻ cảm xúc trong ngày gặp mặt, ông Mai Viết Thủy, cựu sinh viên Việt Nam tại UNSW những năm 1960 cho biết nhiều sinh viên Việt Nam thời đó đã mang kiến thức trở về xây dựng đất nước. Ông nhắn nhủ các sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại UNSW nói riêng và các trường đại học khác của Australia nói chung dù sau này sinh sống ở đâu cũng nên đóng góp tích cực cho xã hội, đất nước.

Từ năm 1952-1985, học bổng Colombo đã hỗ trợ khoảng 20.000 sinh viên châu Á du học tại Australia. Ngày nay, tinh thần Kế hoạch Colombo  vẫn được thể hiện trong Chương trình hỗ trợ quốc tế của Chính phủ Australia (AusAid), theo đó sinh viên từ các nước đang phát triển được cấp học bổng tới Australia du học, và trở về đóng góp cho sự phát triển của nước nhà.

Trong năm 2012, gần nửa triệu sinh viên quốc tế đăng ký học tại các trường đại học của Australia, trong đó sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam chiếm gần một nửa.

Riêng UNSW hiện có hơn 14.000 sinh viên quốc tế theo học./.

Du học Nhật Bản: Trường Nhật ngữ D.B.C (Dynamic Business College)

Hiện nay do nhu cầu đi du học của các bạn trẻ ngày càng nhiều và Nhật Bản đang là một nước có sức thu hút rất lớn không chỉ đối với các bạn trẻ


Việt Nam mà nó còn là một điểm đến lý tưởng của các bạn trẻ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam Nhật Bản không chỉ biết đến là một cường quốc sở hữu rất nhiều thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới và một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại mà giờ đây đất nước mặt trời mọc này càng gần gũi hơn đối với người Việt Nam bởi là nước có nguồn vốn FDI đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Trường nhật ngữ D.B.C được thành lập năm 1991 với tên Dynamic Business College có trụ sở tại số 2-51-8 Nishinippori Arakawa-ku thủ đô Tokyo của Nhật Bản, cách sân bay quốc tế Narita 60Km (mất khoảng 30 phú tàu điện). Hiện nay trường có hai cơ sở đào tạo là tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản và trụ sở thứ hai tại Sydney của Úc.

Trường có một đội đọi ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm với hơn 40 người đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy cho các du học sinh quốc tế. Sau khoảng học tiếng học tiếng tại trường 100% du học sinh có trình độ Nhật ngữ 3 kyu trở lên đặc biệt năm 2010 trường có 16% du học sinh thi đạt được cấp độ N1 - Đây là cấp độ mà ngay kể cả người bản xứ cũng chưa chắc có được.

1. Các khóa học của trường:
KhóaMục đíchSố giờ họcSố tuần họcK nhập học
2 nămChuyển tiếp lên152076Tháng 4
1 năm 9 Tháng133066.5Tháng 7
1 năm 6 Tháng114057Tháng 10
1 năm 3 Tháng95047.5Tháng 1

2. Học phí:
Năm thứ nhất:
 Phí nhập học
Phí kiến thiết
Học phí 
Phí tài liệu 
Các phí khác 
Tổng 
 70.000 yên 50.000 yên540.000 yên 15.000 yên 33.750 yên 708.750 yên 

Năm thứ hai:
 Tháng Nhập học
 Phí nhập học
(yên)
 Học phí
(yên)
 Phí tài liệu
(yên) 
 Các phí khác
(yên) 
 Tổng
(yên)
 Tháng 1 12.500 135.000 3.7507.563 158.813
 Tháng 4 50.000  540.000 15.000 30.250 635.250
 Tháng 7 37.500 405.000 11.250 22.688 476.438
 Tháng 10 25.000  270.000 75.000 15.125 317.625

Chú ý: Khi đóng xong học phí nếu học sinh không nhập học thì nhà trường sẽ khong hoàn lại.

3. Học Bổng:
1. Học bổng dành cho du học sinh nước ngoài đi du học tự túc: 576.000 yên.
2. Tiền trợ cấp từ D.B.C: 50.000 yên
3. Đi du học chuyên cần:
            - Khóa 2 năm:                 50.000 yên.
            - Khóa 1 năm 9 tháng:   40.000 yên
            - Khóa 1 năm 6 háng:   30.000 yên
            - Khóa 1 năm 3 háng:   25.000 yên
            - Người xuát xắc về chữ Hán của mỗi lớp học được nhận 3.000 ~ 10.000 yên.
            - Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật: 5.000 ~ 15.00 yên

4. Việc làm thêm: Công ty OSC đã kết hợp với trường nhật ngữ D.B.C giới thiệu việc làm thêm  MIỄN PHÍ cho các du học sinh miễn

5. Ký túc xá:Trường có rất nhiều loại Ký túc xác khác nhau phục vụ cho các du học sinh. Giá KTX hoàn toàn phục thuộc vào khoảng cách từ KTX đến trường.




Xin liên hệ với văn phòng OSC để nhận được thêm thông tin:
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Du Học và Dịch Thuật OSC
Trụ sở chính: Số 172 Hoàng Văn Thái, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0435 666 668; 0435 666 669; 04 6293 7777; 04 6294 7777/ 0972 096 096     Fax: 0435 667 339
Email: duhoc@osc.edu.vn; YM: duhocosc1
Văn phòng đại diện TP Hải Phòng: Số 3A Minh Khai, Q. Hồng Bàng, Hải Phòng
Điện thoại: 0313 821 568 / 0988 677 608

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Học bổng khủng đến từ trường quốc tế Bellerbys College

Là một trong những trường quốc tế hàng đầu Vương quốc Anh, Bellerbys College là điểm đến lý tưởng với những học bổng không thể bỏ qua.

Cụ thể, học sinh đăng ký nhập học các chương trình GCSE, A Level, Dự bị  Đại Học của Bellerbys College với Trung Tâm Tư vấn Du Học ILA sẽ được nhận học bổng hữu nghị  2.580 bảng Anh/năm. Các học sinh có  anh em trong gia đình đã/đang theo học tại trường sẽ  được giảm 10% học phí. 




Nếu hội tụ đủ các điều kiện xin phỏng vấn và vượt qua cuộc phỏng vấn với đại diện của trường bằng tiếng Anh, thí sinh có cơ hội xin học bổng A-level trị giá 20% hoặc 40%. Ngoài ra còn có chương trình học bổng Cao đẳng Quản trị Kinh doanh trị giá 3.990 bảng Anh (3 học kì).

Đặc biệt, ILA Việt Nam dành phần quà đặc biệt cho các bạn học sinh kí hợp đồng trước ngày 15/12/2012 đăng kí nhập học tại Bellerbys đợt tháng 1/2013 sẽ nhận được:

- Miễn phí dịch vụ đón học sinh 1 chiều từ sân bay đến trường

- Cơ hội nhận 1 trong 10 suất học bổng chương trình luyện thi chứng chỉ quốc tế tại ILA Việt Nam (ưu tiên cho học sinh đăng ký trước và chỉ áp dụng tại Trung tâm Anh ngữ ILA Hồ Chí Minh)

Cơ hội gặp gỡ và phỏng vấn học bổng với ông David Few - Đại diện tuyển sinh của trường Bellerbys College, học sinh vui lòng mang theo học bạ hoặc bàng điểm 3 năm gần nhất.




Đăng ký tham dự vui lòng liên hệ:

Hà Nội: ngày 22/11/2012 từ 04:30PM - 05:30PM. Liên hệ: 04 3936 3334

Tp.HCM: ngày 23/11/2012 từ 05:00PM - 06:30PM. Liên hệ 08 3521 8788

Bellerbys College là trường Quốc tế hàng đầu Vương Quốc Anh có 4 campus tại Oxford, London, Cambridge và Brighton với nhiều chương trình đào tạo đa dạng như tiếng Anh, Pre-GCSE, GCSE, Dự bị đại học, A-Level, Cao đẳng Quản trị kinh doanh và Dự bị Thạc Sỹ.

Với 50 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo và hỗ trợ sinh viên quốc tế vào những đại học danh tiếng ở Anh cũng như ở các nước khác, Bellerbys College  hiện là trường Quốc tế hàng đầu tại Anh.

Trường đã vinh dự được Good School Guide trao 12 giải thưởng về chất lượng đào tạo. Trên 45% học sinh chương trình A-level của A-level của Bellerbys đậu vào các trường đại học thuộc tốp 10 tại Vương Quốc Anh. Hơn 30% học sinh A-level của trường đạt điểm AAA. 81% học sinh tốt nghiệp khóa Dự bị đại học tại Bellerbys đậu vào top 50 các trường đại học hàng đầu Anh quốc. Đặc biệt, Bellerbys College đã có 31 học sinh đậu vào những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới như: Oxford, Cambridge, Imperial College, London School of Economics…

Ưu điểm của Bellerbys College là có giáo viên phụ đạo riêng, sĩ số lớp học thấp để sinh viên nhận được sự quan tâm tối đa, đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, tận tình hướng dẫn các sinh viên quốc tế. Ngoài ra, sinh viên còn nhận được các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn chọn trường đại học phù hợp với khả năng. Bellerbys College còn có chương trình họp phụ huynh hằng năm tại Việt Nam để báo cáo tình hình học tập của học sinh.

Hỗ trợ học bổng quốc tế cho sinh viên châu Á của Australia


Kế hoạch Colombo nằm trong Chương trình hỗ trợ quốc tế của chính phủ Australia (AusAid) hỗ trợ học bổng cho sinh viên ở các nước đang phát triển du học tại Australia.

Nhân kỷ niệm 60 năm Australia đón các sinh viên quốc tế từ châu Á tới đất nước này du học, một Gala Dinner trang trọng được tổ chức tại Trường đại học New South Wales (UNSW) tối 22/11 với sự tham dự của các thế hệ sinh viên quốc tế học tập tại Australia, trong đó có sinh viên Việt Nam.

Đây được coi là hoạt động vô cùng ý nghĩa trong bối cảnh Australia đang thúc đẩy phát triển văn hóa và ngôn ngữ châu Á, đồng thời nỗ lực tìm chỗ đứng tại khu vực này.

UNSW là trường đại học đầu tiên tiếp nhận những sinh viên quốc tế được học bổng du học theo Kế hoạch Colombo Plan về tăng cường khả năng giáo dục và kỹ thuật trong khu vực.

Đại diện UNSW Frederick Hilmer phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Võ Giang)

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ hiến bang New South Wales Barry O’Farrell nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục quốc tế với sáng kiến Colombo là nền tảng.

Phó Hiệu trưởng UNSW, bà Jennie Lang cũng khẳng định những sinh viên đã tốt nghiệp từ Kế hoạch Colombo đều có các kỹ năng chuyên nghiệp để hỗ trợ xây dựng các nước mới nổi ở châu Á.

Chia sẻ cảm xúc trong ngày gặp mặt, ông Mai Viết Thủy, cựu sinh viên Việt Nam tại UNSW những năm 1960 của thế kỷ trước cho biết nhiều sinh viên Việt Nam thời đó đã mang kiến thức trở về xây dựng đất nước. Ông nhắn nhủ các sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại UNSW nói riêng và các trường đại học khác nói chung dù sau này sống ở đâu cũng nên đóng góp tích cực cho xã hội, đất nước.

Trong năm 2012, gần nửa triệu sinh viên quốc tế đăng ký học tại các trường đại học của Australia, trong đó sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam chiếm gần một nửa. UNSW hiện có hơn 14.000 sinh viên quốc tế theo học.

Săn học bổng tại các trường quốc tế bằng cách nào?

Để giành được học bổng có giá trị cao, bạn cần có sự chuẩn bị để nổi trội về ngoại ngữ, năng lực học tập, các hoạt động cộng đồng…

Năm 2011, trên thế giới có 858.180 sinh viên du học (từ tốp 10 nước đứng đầu danh sách có sinh viên du học). Tỉ lệ du học sinh tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính là 54%, theo thống kê của www.globalvisas.com. Đây là một tỉ lệ khá cao cho thấy nếu quyết tâm, biết cách tìm kiếm thông tin và có chuẩn bị kỹ càng thì “săn” được học bổng không quá khó.
Nhiều năm chuẩn bị
Nhu cầu tìm học bổng của học sinh rất nhiều nhưng đa phần còn bỡ ngỡ, chưa biết cách thu thập thông tin để có sự chuẩn bị tốt. Theo cựu du học sinh Phương Quyên (Úc), để tìm được học bổng đòi hỏi cả quá trình. Ví dụ tìm học bổng đại học nên bắt đầu từ năm lớp 11. Tuy nhiên, trước đó là cả quá trình bồi dưỡng ngoại ngữ, năng lực học tập, phương pháp học tập, tham gia các hoạt động cộng đồng…
 
Đại din Trường Trung hc John Bapst (M) cho biết s h tr hc phí cho hc sinh Vit Nam
Cũng theo các cựu du học sinh Úc, sau khi đã có sự chuẩn bị trước, học sinh bắt tay vào tìm học bổng bằng việc thu thập thông tin về học bổng càng nhiều càng tốt (điều kiện, quy trình nộp hồ sơ…) và xem xét kỹ liệu mình có đủ điều kiện năng lực để nộp hồ sơ không. Tiếp theo là quá trình chuẩn bị hồ sơ. Ngoài thành tích học tập tốt, các chứng chỉ ngoại ngữ, cần đưa vào hồ sơ các hoạt động tình nguyện đã từng tham gia, năng khiếu nổi trội của bản thân… Điều quan trọng là phải làm sao để hồ sơ xin học bổng nổi bật trong hàng ngàn hồ sơ. Nên lưu ý yếu tố trung thực phải được đặt lên hàng đầu. Hồ sơ được chọn dự vòng phỏng vấn, học sinh phải thể hiện sự tự tin, thân thiện, cởi mở. 
Học bổng nào dễ lấy?
Khánh Duy đạt được học bổng giao lưu văn hóa của Mỹ sau buổi phỏng vấn của một đơn vị du học tại trường trung học và sang Mỹ học tiếp lớp 12. Nhưng đây là học bổng bán phần (50%), số tiền còn lại phải đóng là 6.300 USD/năm. Nhiều học sinh khác đạt được học bổng bán phần trình độ A tại Anh sau buổi phỏng vấn của các trường quốc tế... Hình thức cấp học bổng bán phần cho nhiều khóa học hiện nay khá phổ biến vì phụ huynh sẵn sàng chi phần còn lại để con em được du học.
Hình thức hỗ trợ học phí cũng được nhiều trường quốc tế áp dụng. Tại một triển lãm du học bậc trung học, đại diện Trường John Bapst (Mỹ) cho biết với điều kiện của các phụ huynh Việt Nam hiện nay, trường sẽ xem xét hỗ trợ học phí. Phụ huynh có thể viết thư cho trường (bcampbell@johnbapst.org) cho biết khả năng đóng được bao nhiêu học phí để hiệu trưởng xem xét. Trường này hiện có 2 học sinh Việt Nam và tổng chi phí học ở trường là 38.850 USD/năm. Còn tại triển lãm giáo dục Anh năm 2012 có đến 43 trường cấp học bổng hỗ trợ học phí từ 1.000 - 39.000 bảng, thậm chí 100% học phí cho các khóa học trình độ A, tú tài quốc tế, đại học, sau đại học.
Theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh Mỹ, hầu hết các trường theo mô hình giáo dục đặc trưng của Mỹ chỉ đào tạo bậc đại học đều có cấp học bổng với cả trăm suất hằng năm. Do ít người biết nên đây là nơi học sinh Việt Nam có thể khai thác. 
Học bổng toàn phần thường rất khó lấy. Tuy nhiên, đối với học bổng bậc sau đại học, học bổng nghiên cứu của các chính phủ, tổ chức… rất phổ biến nên thường dễ lấy hơn học bổng học đại học, phổ thông.
 
Mi bn đọc tham gia chia s kinh nghim
 
Trang Cc, các cu du hc sinh tham gia chia s kinh nghim trong vic tìm kiếm hc bng du hc các trường trên thế gii. Kinh nghim ca bn có th là mt mo nh trong vic tìm kiếm thông tin, viết thư xin hc bng, d phng vn… nhưng s rt quý báu vi nhiu em hc sinh. Đó là bí quyết để ngày càng nhiu hc sinh Vit Nam thc hin gic mơ du hc mt cách ít tn kém nht.
 
Bài viết xin gi v: duhoc@nld.com.vn hoc Báo Người Lao Động, 123-127 Võ Văn Tn, qun 3 - TPHCM.