Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Chương trình tuyển sinh du học Anh vào tháng 9 và tháng 10

Chương trình dự bị và tiếng Anh của Kaplan cũng cung cấp cho sinh viên quốc tế cơ hội học tập nếu sinh viên không đủ điều kiện để nhập học tại các trường đại học lớn tại Anh như: Bournemouth University, University of Brighton, Cranfield University
Nếu không chọn khóa học cụ thể mà chỉ muốn học tiếng Anh, học sinh có thể theo học các chương trình Anh ngữ ngắn hạn tại các trường như: English in Chester, ILS, Regent Oxford, Cambridge, Southbourne School, Studio Cambridge, Wimbledon School of English vào bất cứ thời gian nào trong năm. Yêu cầu đầu vào của các trường này tương đối thuận lợi và thời gian nhập học do học sinh lựa chọn. Để chuẩn bị cho các khóa học, học sinh nên chuẩn bị học tiếng Anh trong vòng 3 đến 6 tháng để đạt đủ trình độ cho việc nhập học.

Chương trình dự bị đại học và các khoá tiếng Anh:

Chương trình dự bị và tiếng Anh của Kaplan cũng cung cấp cho sinh viên quốc tế cơ hội học tập nếu sinh viên không đủ điều kiện để nhập học tại các trường đại học lớn tại Anh như: Bournemouth University, University of Brighton, Cranfield University, University of Glasgow, University of Liverpool, City University London, Nottingham Trent University, University of Sheffield, University of Westminster, UWE Bristol. Chương trình tiếng Anh linh hoạt được tổ chức hằng tháng và chương trình dự bị theo nhu cầu của sinh viên quốc tế sẽ giúp sinh viên có sự chuẩn bị trong việc chọn lựa ngành học cho tương lai. Yêu cầu đầu vào tương đối thấp với IELTS từ 4,5 sinh viên đã có thể nhập học tại trường.

Đối với chương trình trung học tại Anh, sinh viên quốc tế đặc biệt chú trọng các khóa A-level hoặc IB. Các trường phổ thông Ashbourne, Boston, Bradford, Brockenhurst, Leeds City College, SKOLA Group, Alexander International School là những trường cung cấp các khóa học từ GCSE đến A-level và đến các khóa Diploma là những bước mở đầu để sinh viên tiếp tục học tập chương trình cử nhân và cao học. Bên cạnh đó, trường Tedford College, Edinburgh là một trong các trường tốt tại Scotland cung cấp chương trình GCSE, A-level và IB cho học sinh quốc tế. Tọa lạc tại thành phố Edinburgh, là thành phố hiền hòa, môi trường học tập quốc tế và cũng là thành phố du lịch nổi tiếng tại Scotland.

Học sinh có thể chọn học tại một số trường:

Tại Anh, sinh viên sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí với chương trình học trong vòng 3 năm cho đại học và một năm cho bậc cao học. Học sinh có thể chọn học tại một số trường như: đại học Bournemouth tọa lạc tại thành phố du lịch biển Bournemouth với khí hậu dễ chịu và điều kiện sống thoải mái. Sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội học tập chương trình quan hệ công chúng (Public Relation) tại trường Media School được đánh giá hàng đầu của Anh. Thiết kế truyền thông, du lịch khách sạn là thế mạnh của trường.

Đại học Hertfordshire nằm tại London là một trong những trường trong top 100 các trường tốt nhất của Anh. Trường cung cấp cho sinh viên tất cả các khóa học và đặc biệt là các chương trình về kỹ thuật, công nghệ, công nghệ Nano... Đại học Oxford Brookes tại thành phố Oxford là nơi sinh viên có thể chuyên tâm trong môi trường học thuật, cung cấp cho sinh viên các khóa học đặc biệt trong mảng kinh doanh, tài chính, ngân hàng… Đại học Winchester, tại thành phố thượng lưu Winchester miền Nam nước Anh được thành lập vào năm 1840 cung cấp cho sinh viên tất cả các khóa học đặc biệt là kế toán tài chính (ACCA và CIMA), thiết kế, thời trang và báo chí…

Buổi giới thiệu các chương trình du học:

Hiện, các trường tại Anh tiếp tục nhận sinh viên cho khóa học tháng 9/2012. Học sinh cần có TOEFL IBT: 61-70 hoặc IELTS: 6.0 để vào học thẳng đại học. Nếu TOEFL IBT: 32-60 hoặc IELTS: 5.0 sẽ được yêu cầu học thêm tiếng Anh.Sinh viên Việt Nam luôn hướng đến Anh như một quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới. Công ty tư vấn du học Phương Nguyên giới thiệu các chương trình du học và tuyển sinh cho tháng 9 và 10/2012

“Bằng đẹp” vẫn thất nghiệp

Ngay khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên hăm hở bước vào cuộc sống mới, với hy vọng sớm tìm được công việc và ổn định cuộc sống. Thế nhưng cầm tấm “bằng đẹp” chưa hẳn là sẽ tìm được việc tốt.
Câu chuyện bằng "đẹp"
Nguyễn Thiên Hương tốt nghiệp với hai tấm bằng loại giỏi, một của đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, một là bằng kinh tế của đại học Kinh tế Quốc dân. Nhưng ra trường từ năm 2008 đến nay, cô vẫn thất nghiệp. Trường hợp của Thiên Hương khiến nhiều người phải ngạc nhiên, họ nghĩ rằng với bằng cấp như vậy Thiên Hương đáng lẽ ra sẽ có công việc ổn định từ lâu. Nhưng không, 4 năm qua cô vẫn thất nghiệp. Hỏi lý do vì sao lại khó xin việc đến vậy, cô nói: “Có nhiều lý do mình không tiện nói ra”.
Tìm hiểu thêm từ những người bạn của Hương mới biết cô đã xin việc rất nhiều nơi nhưng đều không thành công. Hương tính nhút nhát, ngại nói về mình và cô chỉ biết học. Trong khi các bạn cùng trang lứa với cô nhiệt tình tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện thì cô chỉ cắm mặt vào sách vở. Bạn bè muốn rủ cô đi chơi hay hội họp thì không dễ chút nào, câu trả lời thường là bận học không đi được. Bốn năm ra trường vẫn phải sống dựa vào bố mẹ  cũng khiến cô thất vọng và chán nản chính mình. Thiên Hương chia sẻ: “Mình đang đi ôn để thi cao học. Mình sẽ cố gắng hoàn thiện để được giữ ở lại trường làm giảng viên”.
Giống như Thiên Hương, Lê An Như cũng đang trong tình trạng thất nghiệp. Dù sở hữu tấm bằng giỏi chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của trường đại học Ngoại thương nhưng An Như vẫn chưa được công ty nào nhận vào làm. An Như tâm sự: “Đôi lúc em cũng thấy chán nản. Nhưng em nghĩ làm việc là việc cả đời, không thể nóng vội được. Làm cho công ty nào mình cảm thấy thoải mái, năng lực của mình được tôn trọng và tin tưởng, chế độ lương bổng phù hợp thì sẽ tốt hơn. Em cũng biết tình hình kinh tế bây giờ khó khăn, các công ty đều phải tiết kiệm ngân sách để thuê nhân công nên em cũng không đòi hỏi nhiều.”
 - 1
Nguyễn Thị Hải Yến ngày nhận bằng tốt nghiệp
Có trong tay tấm bằng giỏi, có trình độ ngoại ngữ nhưng vẫn khó xin việc, đó cũng là hoàn cảnh mà Nguyễn Thị Hải Yến gặp phải. Hải Yến tốt nghiệp bằng giỏi, chuyên ngành Ngữ văn, trường đại học Sư phạm Hà Nội nhưng không vì thế mà cô có được công việc như mong muốn. Đến giờ cô vẫn đang mong chờ những cuộc gọi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Dù đã nộp hồ sơ đi nhiều nơi nhưng kết quả mà cô nhận được vẫn là cái lắc đầu.
Có tri thức, học tốt, bằng giỏi nhưng vì sao họ vẫn không xin được việc?
Trọng kinh nghiệm hơn trọng bằng cấp
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các công ty tuyển dụng có khuynh hướng tiếp nhận những người có thể làm được việc ngay. Họ ngại biến công ty thành nơi thực tập của sinh viên mới ra trường hoặc không muốn bỏ ra phí đào tạo lại vì vậy họ luôn từ chối ngay cả với những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi của trường đại học danh tiếng.
Lê An Như cho biết thêm: “Các công ty đều yêu cầu cần phải có kinh nghiệm, khi có một vị trí trống, họ đều mong muốn tìm người có thể làm việc được ngay. Trong khi dù đã học đúng trường, đúng chuyên ngành của lĩnh vực ấy,  chúng em cũng chỉ được trang bị toàn lý thuyết, chứ chưa tiếp xúc với chứng từ, chưa đi làm bao giờ.” Với tấm bằng giỏi, trình độ tiếng Anh tốt và tinh thần cầu thị nhưng các công ty tuyển dụng vẫn không chào đón cô chỉ vì cô là sinh viên mới ra trường.
Nguyễn Thị Hải Yến cũng như vậy, nhà tuyển dụng không chọn cô vì cô thiếu kinh nghiệm. Hải Yến chia sẻ: “Mình đã nộp hồ sơ vào 3 trường công lập, một trường dân lập nhưng đi phỏng vấn ở đâu họ cũng yêu cầu kinh nghiệm. Có nơi nhận mình nhưng là đi dạy tiểu học, không đúng với chuyên ngành của mình nên mình không nhận lời được. Nhiều lúc mình cũng đã nghĩ đến việc chuyển sang làm nghề khác nhưng bố mẹ không cho vì muốn mình làm giáo viên.”
 - 2
Sinh viên đối mặt với nguy cơ thất nghiệp sau khi ra trường
Điều mà An Như và Hải Yến có được đó là những kiến thức chuyên ngành được biết qua những cuốn sách, những bài giảng. Họ giỏi lý thuyết nhưng điều đó hoàn toàn không đủ. Cái họ cần có thêm đó chính là sự cọ xát với thực tế công việc, là kinh nghiệm và vốn sống. Sẽ là tốt hơn nếu như khi còn là sinh viên An Như và Hải Yến chịu khó cộng tác với doanh nghiệp, cơ quan trong lĩnh vực ngành học của họ, vừa để rèn nghề vừa để làm dày thêm kinh nghiệm của mình. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người năng động và biết việc.
Kỹ năng mềm thiếu và yếu
Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề này. Hầu hết rất bị động, hiểu mơ hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối với công việc của mình. Điều này khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn yếu.
Đánh giá về kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay, thạc sĩ Trịnh Lê Anh – Phó khoa Du lịch học, giảng viên bộ môn kỹ năng mềm trường đại học Khoa học xã & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Theo tôi điều đầu tiên phải nói là thiếu. Khi tôi ra nước ngoài tiếp xúc và có dịp so sánh, tôi nhận thấy thanh niên Việt Nam rất hồn hậu và tự nhiên chủ nghĩa. Các bạn sinh viên ở trường đại học của chúng tôi và những trường đại học mà tôi được biết, còn non nớt và thiếu tự tin hơn rất nhiều so với những bạn bè cũng trang lứa ở Malaysia, ở Indonesia, Singapore, thậm chí ở Lào và Campuchia. Tôi nghĩ rằng cái tự nhiên chủ nghĩa đã khiến cho tâm thế của người thanh niên VN bị thấp đi”.
 - 3
Thạc sĩ Trịnh Lê Anh: Kỹ năng mềm của sinh viên còn thiếu và yếu!
Hai năm trở lại đây, nhiều cơ sở đào tạo đã được mở ra với mục đích nâng cao kỹ năng mềm cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ đào tạo được một lượng nhỏ sinh viên mỗi năm. Chính vì vậy mà trong hàng ngàn sinh viên ra trường mỗi năm chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Không hiếm trường hợp sinh viên đạt kết quả học tập rất tốt nhưng khi phỏng vấn xin việc gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, đặt vấn đề, kỹ năng team work, giao tiếp tiếng Anh… vẫn điểm yếu của các bạn. Mặc dù đây được coi là những kỹ năng tối cần thiết khi phỏng vấn xin việc.
Những trường hợp trên đã chỉ ra rằng, kiến thức thực tế và vốn sống cũng là hành trang quan trọng để sinh viên tự tin đi làm sau này.
Anh Trần Quang Đạo, giám đốc công ty Luật Asem nói: “Các bạn sinh viên khi đến phỏng vấn xin việc thường tự tin về kiến thức trong sách vở nhưng khi được yêu cầu làm công việc bổ trợ khác như là tư vấn hay giao tiếp với khách hàng thì lại rất kém. Thông thường chúng tôi phải chấp nhận đào tạo các bạn lại từ đầu. Sẽ khả quan hơn nếu các bạn biết rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc và trước đó đã làm quen với các công ty thì đến bây giờ sẽ thích nghi nhanh hơn”.
Đúng là nếu như các bạn sớm tự định hướng cho mình những việc cần làm từ khi còn là sinh viên, rèn luyện kỹ năng phục vụ công việc sau này thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, nếu trước đây có ý thức làm dày thêm kinh nghiệm và vốn sống thì bây giờ các bạn sẽ đỡ lúng túng và có nhiều lựa chọn hơn.

Thủ tục xin học bổng trường Kaplan Singapore

Tại sao giáo dục tại Singapore ngày càng thu hút nhiều học sinh, sinh viên:

  • Đến với Singapore, các bạn sẽ học và được cấp bằng bởi các trường đại học Ireland, Mỹ, Anh Quốc và Úc,…
  • Học tại Singapore học phí tiết kiệm hơn nhiều nhưng tiêu chuẩn, chất lượng đào tạo vẫn được đảm bảo hoàn toàn.
  • Thời gian học đại học tại Mỹ,Anh, Úc từ 3-4 Năm nhưng học chương trình liên kết tại Singapore thời gian được rút ngắn chỉ từ  2- 2,5 năm và được cấp bằng bởi các trường đại học danh tiếng Mỹ, Anh, Úc…
  • Thủ tục xin visa đơn giản không cần chứng minh tài chính. Từ Việt Nam sang Singapore chỉ mất 2h bay
  • Cơ sở  hạ tầng cực tốt và thuận tiện cho học sinh.
  • Nổi tiếng về  sự an toàn và sạch sẽ.
  • Cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp

Giới thiệu Trường Kaplan Singapore: BẤM VÀO ĐÂY

Thông tin, học bổng, học phí du học Singapore trường Kaplan: BẤM VÀO ĐÂY



Tuần Tham vấn: HỌC BỔNG DU HỌC SINGAPORE 2012 - KAPLAN HIGHER EDUCATION ACADEMY


Chuyên ngành:  DLKS, Marketing, CNTT, Tài chánh-Ngân hàng, Kế toán….
Thời gian:  Từ 13/08/2012 đến 18/08/2012
Vào lúc: 9h30 đến 11h30 và từ 15h00 đến 17h30

Địa điểm: Mặt tiền 148/1 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1 - HCM

Khách mời: Chuyên viên tư vấn Singapore Cty Tân Đại Dương - Ms. Kim, Ms.Ly, Ms.Sa

Học bổng, hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho du học Curtin Singapore

Du học Singapore hiện nay là được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn là điểm đến để củng cố kiến thức và trải nghiệm thực tế trong môi trường quốc tế . Và làm sao lựa chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhất đó là điều băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ đã gửi đến Du học Tân Đại Dương.

Học bổng, hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho du học Curtin Singapore
Để giải đáp những thắc mắc của các bạn trẻ TÂN ĐẠI DƯƠNG kết hợp cùng trường Curtin Singapore tổ chức tuần tham vấn: “Du học Singapore – Thông tin học phí và học bổng trường Đại Học Curtin” với mục tiêu mang lại cho các bạn thông tin đầy đủ nhất về một môi trường giáo dục Úc nhưng được học tại Singapore tiết kiệm40% học phí so với du học tại Úc.
Chuyên ngành:  Kế toán, Tài chánh-Ngân hàng, Marketing, Thương Mại Quốc Tế, Truyền thông, Quản Trị Nhân sự…
Sinh viên theo học tại trường đại học Curtin Singapore được nhận bằng tương đương như du học tại Úc.  Sinh viên có thể chuyển tiếp sang các cơ sở đào tạo của Curtin tại Perth hoặc Sydney với thủ tục VISA đơn giản.

 

 *** Tìm hiểu về trường Curtin Singapore: Nhấn vào đây

 *** Kinh nghiệm du học Singapore Trường Curtin Singapore: Nhấn vào đây

 Thời gian:  Từ 06/08/2012 đến 11/08/2012
                   Vào lúc: 9h30 đến 11h30 và từ 15h00 đến 17h30
 Địa điểm: Mặt tiền 148/1 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1
 Khách mời: 
Đại diện trường Curtin Singapore – Ms.Vicky Trương
Đại diện Cty Tân Đại Dương - Ms. Ly Nguyen , Ms. Kim Tran, Ms.Sa Lam

Những điều cần biết khi phỏng vấn du học Mỹ

Chứng minh khả năng học tập, khả năng tài chính và khả năng quay về Việt Nam là 3 yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ trước khi cấp visa du học cho bạn.

Bạn cần chứng minh được bạn thực sự muốn học và có khả năng học tốt ở Mỹ. Đại diện, lãnh sự quán sẽ hỏi rõ nhưng gì bạn đã học hoặc làm ở Việt Nam. Bạn nên mang theo bằng cấp, học bạ các giấy tờ liên quan đến chuyên ngành bạn đã học ở Việt Nam phù hợp với chuyên ngành bạn định du học tại Mỹ. Bảng điểm của bạn càng cao và việc học liên tục không bị gián đoạn là một lợi thế.
Về tài chính, bạn cần giới thiệu cụ thể về người hỗ trợ cho bạn như nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, giấy tờ liên quan (giấy phép kinh doanh, thu nhập cao, thuế rõ ràng). Trường hợp bố mẹ có một vị trí nhất định trong cơ quan nhà nước cũng sẽ giúp bạn xin visa dễ dàng hơn.
Bạn nên chắc chắn việc sẽ quay về Việt Nam. Điều này rất quan trọng, trong trang web của Đại sự quán Mỹ ghi rõ, đương đơn sẽ được mặc định xem là có ý định ở lại Mỹ cho tới khi chứng minh được điều ngược lại.
Ngày phỏng vấn bạn nên đến sớm 15 - 20 phút để không có cảm giác vội vã. Điều bạn cần làm là thể hiện sự tự tin bằng cách nói dõng dạc và nhìn vào mắt người đối diện. Gương mặt nên thể hiện sự vui vẻ, gần gũi và cố gắng không căng thẳng. Tập trung hình dung ra cách người ta hỏi bạn như thế nào và bạn trả lời thế nào sao cho thuyết phục nhất.
Nên chủ động, ví dụ khi được hỏi "Bạn qua Mỹ làm gì?", thay vì trả lời: "Tôi qua Mỹ để du học" bạn nên cụ thể việc học của bạn bằng những gì bạn đã tìm hiểu, chuẩn bị. Bạn có thể dẫn chứng bằng các tài liệu, chứng chỉ, giấy tờ bằng cấp mang theo.
Đừng quá tin tưởng vào các dịch vụ du học. Chỉ có bạn mới biết mình có những gì và tốt nhất bạn chỉ nên tham khảo câu trả lời của dịch vụ du học để hoàn chỉnh thêm cho riêng bạn.
Cuối cùng nếu không may phỏng vấn hỏng bạn vẫn nên nói câu cám ơn và quan trọng nhất là xin lý do vì sao để chuẩn bị tốt hơn cho lần sau.